Lịch sử
mua hàng
Làm sạch da mặt được xem là bước quan trọng nhất trong quy trình chăm sóc da. Da mặt không được làm sạch hoàn toàn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nổi mụn, kích ứng, da mặt thô ráp,... Nếu bạn vẫn chưa biết cách làm sạch da mặt toàn diện, hãy cùng TOTVATOT tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Nếu như bước làm sạch da mặt của bạn hiện tại chỉ bao gồm việc rửa mặt, có nghĩa là bạn đang làm sạch da mặt sai cách. Da mặt cần được làm sạch qua 4 bước.
- Tẩy trang:
Nhiều bạn thường bỏ qua bước tẩy trang khi làm sạch da. Ngay cả khi không trang điểm, bạn cũng cần sử dụng nước tẩy trang để loại bỏ dầu nhờn, mỹ phẩm và bụi bẩn trên da.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm tẩy trang với các hình thức khác nhau như giấy tẩy trang, nước tẩy trang, kem tẩy trang, khăn tẩy trang, dầu tẩy trang, tẩy trang sáp,... Tùy vào tình trạng da mà bạn có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm phù hợp. Xác định tình trạng da bao gồm việc xác định loại da (da dầu, da khô hay da hỗn hợp), tình trạng và các vấn đề của da (da nhạy cảm, da mụn, da kích ứng,...).
Bạn cũng có thể thử phương pháp tẩy trang khăn nóng. Đây là phương pháp tẩy trang làm sạch tuyệt đối, đặc biệt phù hợp với da nhiều dầu.
- Rửa mặt:
Đây là bước làm sạch quen thuộc trong quy trình chăm sóc da. Cũng tương tự như chọn loại tẩy trang, bạn cũng cần hiểu được tình trạng của da để chọn sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp. Ví dụ đối với làn da dầu, bạn sẽ cần các loại sữa rửa mặt sạch sâu cho da dầu để làm sạch cho da mặt.
Nếu như có điều kiện tài chính, bạn có thể cân nhắc đến các sản phẩm máy rửa mặt trên thị trường thay vì chỉ rửa mặt bằng tay như thông thường. Các sản phẩm máy rửa mặt sẽ giúp bạn làm sạch sâu từ bên trong, giúp da săn chắc, nâng cơ cũng như massage da mặt. Có thể phân loại các dòng máy rửa mặt trên thị trường thành 2 loại theo chế độ rung gồm có không rung và rung cơ học.
- Tẩy tế bào chết:
Tẩy tế bào chết thường xuyên sẽ giúp da thông thoáng, hạn chế sự hình thành mụn và giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Đặc biệt, đối với những bạn da dầu mụn thì đây là bước không thể thiếu trong quy trình vệ sinh da mặt hàng ngày. Các sản phẩm tẩy tế bào chết có thể được chia thành 2 nhóm gồm sản phẩm tẩy da chết vật lý và các sản phẩm tẩy da chết hóa học. Mỗi sản phẩm lại có những ưu điểm khác nhau mà bạn có thể cân nhắc.
Tẩy tế bào chết vật lý là phương thức tẩy tế bào chết cơ học thông qua việc ma sát với da. Tẩy tế bào chết vật lý sẽ ít tác động sâu đến bề mặt da do sau khi sử dụng chúng ta sẽ rửa trôi sản phẩm với nước. Đối với phương thức này, bạn không nên sử dụng quá 2 - 3 lần/ tuần.
Các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học thường có các chất acid như AHA, BHA trong thành phần. Đặc biệt, các sản phẩm tẩy tế bào chết như toner chứa acid còn giúp loại bỏ cặn surfactant trong sữa rửa mặt còn sót tại. Tuy nhiên, cần lưu ý các chất này nếu sử dụng với liều cao dành cho da nhạy cảm có thể gây ra kích ứng. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ về thành phần, cho da làm quen với các sản phẩm nồng độ thấp trước.
- Cấp ẩm:
Bước cuối cùng trong quy trình làm sạch da mặt đó là bước cấp ẩm. Đối với các sản phẩm toner bạn cần để ý và phân biệt giữa toner làm sạch và toner cấp ẩm. Các toner làm sạch thường chứa các acid phù hợp để tẩy tế bào chết. Trong khi đó, các toner làm sạch làm nhiệm vụ giúp cân bằng độ pH, cấp ẩm cho da sau những bước làm sạch sâu trước đó.
Để việc áp dụng quy trình chăm sóc da mặt hiệu quả bạn cũng cần lưu ý một số điều như sau:
- Hiểu rõ làn da của bạn muốn gì:
Bạn cần nắm được tình trạng và vấn đề của da, từ đó hiểu được làn da của mình cần gì. Đặc biệt đối với những làn da gặp vấn đề như da dầu, mụn bạn càng cần cẩn thận trong quá trình chăm sóc. Nếu như tình trạng da không ổn định, bạn có thể tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn sản phẩm, tránh gây ra những tác động xấu đến làn da của mình.
- Giữ tóc sạch sẽ:
Việc làm sạch da mặt thôi là chưa đủ nếu bạn muốn giữ vệ sinh cho da mặt. Nếu như bạn để tóc dính dầu, bụi, vi khuẩn thì da mặt bạn cũng dễ dàng nhiễm bẩn do các chất bẩn từ tóc tiếp xúc vào da mặt. Các sản phẩm làm tóc như gel tạo kiểu, keo xịt tóc cũng có thể gây kích ứng khi tiếp xúc với da mặt.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc với mỗi loại tóc khác nhau
- Thay vỏ gối thường xuyên:
Đây là nơi thường xuyên tiếp xúc với da mặt và chứa rất nhiều vi khuẩn nếu như không được thay mới thường xuyên. Lời khuyên dành cho bạn là nên thay vỏ gối định kỳ 6 tháng/lần đồng thời vệ sinh và giặt 1 lần/tuần để đảm bảo vệ sinh.
- Hạn chế đưa tay lên sờ, chạm vào mặt:
Đây là thói quen ảnh hưởng rất xấu đến da mặt. Đặc biệt, nhiều người còn có thói quen nặn, bóp mụn. Điều này gây ảnh hướng rất xấu đến da. Tay là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Việc đưa tay lên mặt có thể khiến da bị nhiễm khuẩn, khiến tình trạng da của bạn càng trở nên tệ hơn. Vì vậy, trước khi bắt đầu quy trình làm sạch hoặc chăm sóc da, hãy ghi nhớ làm sạch bàn tay của bạn trước.
Trên đây là hướng dẫn quy trình làm sạch da mặt. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình cải thiện da mặt của mình.