Lịch sử
mua hàng
Ý nghĩa đằng sau của đôi đũa trong văn hóa Trung Hoa
Đứng ở góc độ tự nhiên, đôi đũa là thể hiện của các yếu tố của triết học Trung Hoa, đặc biệt là nhị phân âm dương. Đôi đũa phải được sử dụng như một cặp, một cái giữ vững chắc trong khi cái kia di chuyển, để sử dụng. Điều này phản ánh sự hòa hợp của âm và dương như các yếu tố thụ động và hoạt động tương ứng tạo nên khái niệm về một tổng thể năng lượng.
Hình dáng phổ biến của đôi đũa thường là một đầu tròn và một đầu vuông, tượng trưng cho trời và đất. Điều này có nguồn gốc từ bát quái, một tập hợp những nguyên tắc sử dụng để coi số mệnh một người.
Ảnh minh họa
Ý nghĩa cách cầm đũa trong văn hóa Trung Hoa
Khi cầm đũa đúng cách, những ngón tay tự nhiên đặt vào 3 vị trí: Ngón cái và ngón trỏ trên cao, ngón út và ngón đeo nhẫn ở dưới thấp, ngón giữa nằm ở giữa 2 chiếc đũa. Điều này không đơn giản chỉ là một quy ước bề mặt, nó còn tượng trưng cho quan niệm truyền thống của người Trung Hoa xưa về trời, đất và con người.
Ảnh minh họa
Ngón út và ngón đeo nhẫn hỗ trợ lẫn nhau dưới thấp, biểu thị cho Đạo của đất. Ngón cái và ngón trỏ tương ứng với sự linh hoạt và ổn định hoặc những luật lệ trên thiên thượng.
Ngón giữa là biểu tượng cho vị trí khó khăn nhưng danh giá của một vị vương, theo truyền thống gọi là thiên tử. Đây chính là người vừa phải đáp ứng nhu cầu, mong ước của người dân vừa phải tuân thủ đạo đức và thuận theo mệnh trời.
Người Trung Quốc cổ đại tin rằng ở đôi đũa có tồn tại mối liên kết giữa trời đất và con người. Những niềm tin đó đã thâm nhập vào văn hóa và cuộc sống. Đó là từ các nghi lễ tôn giáo được tổ chức trong triều đình đến các phong tục dân gian truyền từ đời này sang đời khác trong dân chúng, lưu truyền bao đời
nguồn: st